Zalo đang là một trong những thị trường tiềm năng nhất và có người lượng người dùng đông đảo tại Việt Nam. Nhưng đặt cạnh Facebook thì Zalo có những điểm nào hơn không? Và nên chạy quảng cáo Zalo hay Facebook ở thời điểm hiện tại? Hãy cùng Zalo Pro tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Quảng cáo trên Zalo là gì?
Zalo Ads là hệ thống quảng cáo (Seflserving Ads) do Zalo cung cấp, các doanh nghiệp, cửa hàng và các nhà quảng cáo có thể tạo ra các chiến dịch quảng cáo, tối ưu quảng cáo cũng như quản lý ngân sách và thực hiện điều chỉnh ngay trên Zalo. Qua đó, giúp cho các cá nhân hay doanh nghiệp có thể tạo các chiến dịch quảng cáo và hiệu quả nhất…
Zalo Ads là cái tên hoàn toàn xa lại nếu so với các “ông trùm” quảng cáo khác đó là Facebook Ads và Google Ads, nhưng Zalo Ads đang dần hoàn thiện và mang lại hiệu không thua kém gì với Facebook và Google. Đây là kênh quảng cáo màu mỡ và cực kỳ tiềm năng đối với các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh online.
Nếu so với Facebook và Google ở tại Việt Nam thì lượng người dùng của Zalo hiện nay đang tăng cao lượng người dùng lên đến 110 triệu người dùng trong nước và quốc tế, riêng ở Việt Nam con số này cũng đã lên đến 60 triệu người dùng và tăng dần trong thời.
Những lý do nên chạy quảng cáo Zalo
Cộng đồng người dùng lớn
Hiện nay, số lượng người dùng của Zalo là khoảng 100 triệu người, còn người dùng ở Việt Nam là 60 triệu người. Phần trăm tiếp cận người dùng cao giúp cho các cá nhân hay doanh nghiệp tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn bao giờ hết.
Độ tuổi khách hàng tiềm năng
Hiện nay độ tuổi người sử dụng Zalo tại thị trường Việt Nam là từ 18-35 đây là độ tuổi có có tỷ lệ mua hàng cao nhất.
Giới tính
Lượng người Zalo có tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ với những con số cụ thể như sau:
- Nam giới chiếm 62% và có tỷ lệ mua hàng lên đến 70%
- Nữ giới là 38% và cũng như nam giới có tỷ lệ mua hàng là 70%
Tuy nhiên, do mặt hàng trên Zalo không thực sự phổ biến và những sản phẩm cho nam chưa được phát triển nhiều nên còn rất hạn chế và có rất ít nhà cung cấp hay các doanh nghiệp khác biết đến thị trường này.
Khả năng tiếp cận khách hàng
Khả năng tiếp cận của Zalo là cực kỳ cao với lượng người dùng tại thị trường Việt Nam hiện tại lên đến 50% người sử dụng smartphone để mua sắm trực tuyến. Ngoài Zalo Ads thì bạn cũng có thể tìm kiếm khách hàng thông qua OA cửa hàng và Zalo Shop.
Facebook có khả năng kết bạn được tối đa là 5000 người, trong khi đó Zalo chỉ có thể kết bạn được 2000 người và gửi được 50 lời mời kết bạn trong ngày. Qua đó, khi sử dụng Zalo giúp hạn chế tối đa các nick ảo, và có thể dễ dàng kết bạn theo độ tuổi, giới tính trong phạm vi là 10km.
So sánh quảng cáo Zalo và Facebook ở thời điểm hiện tại
Lượng khách hàng tiềm năng
Nếu chỉ tính riêng tại thị trường Việt Nam, thì hiện nay Facebook có lượng người dùng khoảng 58 triệu người dùng trong khi đó lượng người dùng của Zalo đã tăng lên gấp đôi lượng người dùng của Facebook và vẫn còn tăng lên từng ngày.
Chi phí quảng cáo của Zalo và Facebook
Zalo là một thị trường mới nên mức độ cạnh tranh còn đang rất thấp, ngược lại Facebook lại cho thấy một mức độ cạnh tranh cao. Nếu mới bắt đầu kinh doanh online thì khó có thể cạnh tranh lại với những doanh nghiệp cùng ngành đã phát triển trước đó.
Về Fanpage
- Chi phí để có thể xây dựng trang Fanpage là khoảng 6-16 triệu đối với Fanpage đạt 20.000 fan ( tức là khoảng 300 đến 800 đồng/like).
- Phí tiếp cận thông qua quảng cáo sẽ mất từ 3 đến 6 triệu với 20.000 fan.
Về Zalo
- Chi phí để có 20.000 lượt quan tâm là từ 10 đến 20 triệu ( là khoảng 500 – 1000đ/ người).
- Zalo không không giới hạn số lượng bài đăng trong một ngày, và hoàn toàn không mất thêm một chi phí tiếp cận nào cả.
Sự phổ biến của 2 nền tảng
Đối với Zalo thì dễ dàng sử dụng hơn rất nhiều và những người lớn tuổi đều có thể sử dụng tốt được, còn Facebook thì khá phức tạp đối với những người không tiếp xúc nhiều với mạng xã hội rất khó để thành thạo.
Tỷ lệ chuyển đổi
Tuy Zalo không có lượt tương tác cao như Facebook nhưng khả năng chuyển đổi đơn hàng lại rất cao.
Tỷ lệ tiếp cận người dùng
Zalo Oa hiện nay có lượng người dùng tiếp cận là 100% có nghĩa là những người theo dõi Zalo của bạn đều có thể thấy bài đăng. Với Facebook thì tỷ lệ tiếp cận chỉ là 10% và đây là thuật toán mà Facebook công bố.
Kết nối với khách hàng
Zalo cho phép người dùng tìm kiếm bằng số điện thoại do đó việc kết nối hay đưa ra các chương trình khuyến mãi cực kỳ dễ dàng còn Facebook đã chặn tính năng tìm kiếm qua số điện thoại.
Tối ưu chi phí
Nếu so với Facebook thì Zalo là thị trường hoàn toàn mới và mức độ cạnh tranh sẽ không cao, ngược lại Facebook cho thấy đây là một thị trường cạnh tranh cao, giá thầu cao nhưng kết quả thu về lại thấp hơn nhiều so với Zalo.
Zalo hạn chế người dùng ảo
Khi đăng ký sử dụng Zalo bắt buộc mỗi người dùng phải đăng ký bằng số điện thoại thì mới có thể truy cập zalo, qua đó tránh được tình trạng khách ảo, đơn hàng ảo. Còn về Facebook thì việc tạo tài khoản dễ dàng hơn rất nhiều dẫn đến sự gia tăng của các tài khoản ảo và đơn hàng ảo.
Tương tác với khách hàng
Zalo hỗ trợ chức năng gửi tin nhắn Broadcast trong tài khoản Zalo Official Account và sử dụng trên tất cả các tài khoản Zalo. Broadcast cho phép chủ tài khoản Zalo Official Account gửi tin nhắn đến những người quan tâm Zalo OA mà không cần tốn phí.
Truyền tải nội dung dễ dàng
Với Zalo số lượng text lên đến 30% qua đó giúp cho việc truyền tải nội dung đến khách hàng dễ dàng hơn. Còn với Facebook số lượng text không quá 20% do đó sẽ ảnh hưởng đến việc truyền tải nội dung quảng cáo đến với khách hàng.
Ngành sản phẩm đa dạng
Với những mặt hàng về sức khỏe cũng như: thực phẩm chức năng, tăng cân, giảm cân, sinh lý… là những sản phẩm rất khó chạy quảng cáo trên Facebook, Zalo thì bạn có thể thoải mái quảng cáo hơn đặc biệt là các sản phẩm thuộc thị trường ngách.
Cơ chế tính tiền quảng cáo
Quảng cáo Zalo tính tiền dựa trên cơ chế CPC còn quảng cáo Facebook tính tiền dựa trên CPM, nên bạn chỉ trả tiền cho những ai thực sự quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Chính sách quảng cáo
Zalo yêu cầu người dùng cần phải có giấy tờ cần thiết và tương ứng để có thể quảng cáo. Tuy hơi phức tạp nhưng giúp bảo vệ người dùng trên Zalo hơn, so với việc Facebook không cần giấy phép kinh doanh từ đó dẫn đến tình trạng xuất hiện các sản phẩm kém chất lượng tràn lan trên thị trường.
Khả năng “die” tài khoản của Zalo và Facebook
Những người dùng chạy quảng cáo trên Facebook hẳn đã quá quen với việc bay tài khoản ngay trong 1 đêm mà không hiểu rõ nguyên nhân do đâu, nhưng với Zalo nếu tài khoản tuân thủ đúng chính sách của Zalo và không gian lận hay vi phạm các chính sách thì Zalo của bạn luôn đảm bảo an toàn.
Kết: Nên chạy quảng cáo Zalo hay Facebook?
Mỗi kênh Zalo Ads hay Facebook Ads đều có những ưu – nhược điểm riêng. Để quyết định 1 kênh duy nhất quả thật rất khó. Lời khuyên của chúng tôi là bạn hãy tạo ra những chiến dịch thử nghiệm với cùng 1 ngân sách cho 2 nền tảng và so sánh.
Có rất nhiều người không thành công với quảng cáo Facebook nhưng lại thành công với Zalo Ads và ngược lại.
Nguyên tắc của Marketing: câu trả lời đến từ thực tế.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quảng cáo Zalo, vui lòng để lại bình luận dưới đây.
0 comments:
Post a Comment