Quảng cáo Zalo có hiệu quả hay không?

by 10:02 AM 0 comments

Kinh doanh online nếu chỉ phụ thuộc vào một cách thức để thực hiện Marketing quảng cáo thì khi xu hướng thị trường thay đổi, chúng ta sẽ lâm vào thế bí. Ngoài ra, nếu không liên tục tìm kiếm những cách thức khác để tìm kiếm khách hàng thì sự phụ thuộc vào duy nhất một kênh sẽ khiến bạn khốn đốn với nó. Bạn có bao giờ nghĩ rằng mình cần phải chạy quảng cáo Zalo hay chưa? Có thể bạn chưa nghĩ đến điều này vì hiện tại quảng cáo Facebook, Google Ads của bạn đang rất ổn. Tuy nhiên, nếu không làm quen với Zalo Ads, bạn có thể sẽ bỏ qua một mỏ vàng đối với thị trường của bạn. Hay bạn đã định quảng cáo trên Zalo nhưng nghe nhiều feedback không hay về công cụ này khiến bạn từ bỏ luôn ý định? Hãy kiên nhẫn hơn một chút vì không có thành công nào dễ dàng ngay từ đầu. Và nhiều khi bạn không nhấn ra rằng mình vội vàng từ chối thử các kênh khác nhưng lại nhẫn nại để Facebook hút máu năm này qua năm khác. Bài viết này sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan nhất về quảng cáo Zalo để bạn có thể bắt đầu ngay hôm nay với một kênh marketing mới.

Tổng quan về quảng cáo Zalo mới nhất

Quảng cáo Zalo là gì?

Zalo là mạng xã hội phần lớn hướng đến người dùng Việt Nam. Trên nền tảng là một ứng dụng nhắn tin, Zalo đã phát triển thêm các chứng năng kết nối xã hội để tạo thành mạng xã hội Zalo. Tuy nhiên, có thể thấy phần lớn người dùng Zalo vẫn chủ yếu sử dụng nó cho mục đích nhắn tin liên lạc là chính. Một nền tảng nào đó khi có lượng người dùng lớn thì sẽ tìm cách khai thác tài nguyên người dùng đó và cách Zalo khai thác hơn 60 triệu người dùng của mình là mở ra hình thức quảng cáo Zalo để thu về lợi nhuận. Quảng cáo Zalo ra đời như một hướng phát triển tất yếu của các mạng xã hội.

Mạng xã hội Zalo có hơn 60 triệu người đăng ký

Điều chúng ta cần lưu ý là tài nguyên người dùng mà Zalo có cụ thể là gì? Đầu tiên đó là khả năng hiển thị một thông tin nào đó cho tất cả các tài khoản sử dụng Zalo. Thứ hai là khả năng hiển thị thông tin ở những dạng nào (hình ảnh, chữ hay video, form tương tác). Thứ 3 là những mô tả về từng người dùng (như là sở thích, nhân khẩu, mối quan tâm, các hành vi tương tác). Và một số yếu tố khác. Những điều này là cơ sở để chúng ta có thể so sánh giữa từng mạng quảng cáo khác nhau với nhau. Từ đó suy ra, chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố sau khi tìm hiểu về quảng cáo Zalo:

  • Khả năng tiếp cận khách hàng của Zalo về chiều rộng
  • Khả năng tiếp cận khách hàng của Zalo về chiều sâu
  • Các dạng quảng cáo Zalo

Khả năng tiếp cận khách hàng của Zalo về chiều rộng

Theo thông tin Zalo đưa ra, quảng cáo của Zalo có thể tiếp cận đến hơn 60 triệu người. 60 triệu này là con số về số người dùng hiện tại của Zalo. Tuy nhiên chúng ta cần phân tích thêm, chiều rộng này còn bao gồm số người truy cập vào khu vực hiển thị quảng cáo và tần suất – thời gian sử dụng / truy cập nữa. Các quảng cáo của Zalo được hiển thị ở phần Nhật ký hoạt động, tương tự như News feed của Facebook. Như đã nói ở trên, Zalo có nhiều người sử dụng nhưng mục đích họ hướng đến chủ yếu là liên lạc. Do đó, con số thực tế của khả năng tiếp cận sẽ nhỏ hơn 60 triệu người này. Bên cạnh đó, quan trọng hơn là tần suất và thời gian hoạt động trong Nhật ký hoạt động có thể không cao (chắc chắn không thể cao như Facebook) dẫn đến khả năng tiếp cận của Zalo về chiều rộng chưa thể so sánh với Facebook.

Số người tiếp cận của quảng cáo Zalo
Trên giao diện của mình Zalo báo tổng tiếp cận >60 triệu người

Am hiểu về đối tượng khách hàng liên quan đến việc sử dụng Nhật ký hoạt động của Zalo sẽ giúp bạn có được cảm nhận về sự phù hợp của quảng cáo Zalo đối với khách hàng mục tiêu của mình. Vì thực tế không phải tất cả mọi người đều vào Nhật ký hoạt động, vậy phải xem xem khách hàng của mình có sử dụng nó nhiều hay không? Nếu không thì không cần quan tâm về quảng cáo Zalo ở thời điểm hiện tại nữa (tương lai thì chưa biết).

Khả năng tiếp cận khách hàng của Zalo về chiều sâu

Nếu như chiều rộng là về số lượng thì chiều sâu liên quan đến những thuộc tính của khách hàng mà Zalo nắm được. Những hành vi trên mạng xã hội sẽ mô tả về khách hàng ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên không phải mạng xã hội nào cũng đủ thông minh như Facebook để có thể xây dựng nên một hồ sơ chi tiết đến không ngờ về khách hàng. Những hiểu biết này chính là kho báu mà mạng xã hội thu lợi từ đó. Vì càng hiểu rõ khách hàng thì càng dễ bán hàng cho khách hàng, càng nhiều người có lãi và chi tiêu để vào quảng cáo trên mạng xã hội đó càng tăng.

Khác với những năm trước, năm 2020, Zalo Ads bổ sung thêm những phân loại mới về khách hàng ngoài các tiêu chí về nhân thân (tuổi, giới tính, vị trí đến từng huyện / quận), tiêu chí về thiết bị (điện thoại/pc, IOS, Android). Đó chính là tiêu chí về nhân khẩu học và sở thích.

Các tiêu chí khi quảng cáo Zalo
Lựa chọn đối tượng theo nhân khẩu và sở thích trong quảng cáo Zalo

Ở tiêu chí về nhân khẩu học, nhà quảng cáo có thể lựa chọn:

  • Tình trạng hôn nhân
  • Nghề nghiệp
  • Thu nhập
  • Trình độ học vấn
  • Tình trạng con cái

Còn ở tiêu chí về sở thích, có các mục sau

  • Sức khỏe
  • Thời trang, làm đẹp
  • Mua sắm
  • Giải trí
  • Công nghệ
  • Phương tiện di chuyển
  • Gia đình
  • Thể thao & Fitness
  • Sở thích & Hoạt động
  • Ẩm thực
  • Nhà cửa & Nội ngoại thất
  • Tài chính – Kinh doanh
  • Giáo dục
  • Bất động sản

Người dùng khi sử dụng mạng xã hội sẽ được theo dõi và ghi lại những hành vi, kể cả những trao đổi để làm đầy đủ thêm hồ sơ.

Đây là đặc điểm mới cập nhật của quảng cáo Zalo với mục tiêu gia tăng hiệu quả quảng cáo. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa thể khẳng định những tiêu chí này có chính xác hay không, có giúp ích được nhiều cho nhà quảng cáo hay không? Điều này cần trải nghiệm để đánh giá.

Về cơ bản, có thể có một số suy đoán như sau: vì người dùng Zalo chưa có nhiều hoạt động trên mạng này nên hồ sơ của họ chưa thực sự đầy đủ và chính xác, có thể sẽ có những thông tin được trích ra từ các cuộc hội thoại để xếp loại người dùng vào các nhóm.

Nhưng thay đổi này cũng là một dấu hiệu tốt và hứa hẹn cho những nhà quảng cáo. Và cũng là một điều đáng để mong đợi.

Hình thức quảng cáo của Zalo

Tại thời điểm viết bài, Zalo Ads có những hình thức quảng cáo sau đây

  • Quảng cáo form
  • Quảng cáo website
  • Quảng cáo Zalo Official Account
  • Quảng cáo Bài viết
  • Quảng cáo Album – Bài hát – Video
  • Tối ưu hóa hiển thị bài PR
  • Quảng cáo sản phẩm trên Zalo
  • Quảng cáo Video
Các hình thức quảng cáo Zalo
Các hình thức quảng cáo Zalo

Các hình thức này cụ thể như sau

Quảng cáo form

Quảng cáo form là hình thức quảng cáo mà sau khi người dùng click vào nút bấm hoặc hình ảnh quảng cáo thì một form thu thập thông tin khách hàng được hiện lên (tương tự như quảng cáo Lead ở Facebook). Thông tin tên và SĐT của người dùng sẽ được nhập sẵn vào form. Quảng cáo này hiện chỉ được sử dụng đối với một số ngành hàng cụ thể như Bất động sản, Việc làm và giáo dục, Ô tô và xe cộ, Tài chính – Kinh doanh, Chăm sóc làm đẹp và chăm sóc cá nhân, Thực phẩm đồ uống, Nhà, nội thất, gia dụng, Thể thao, tin tức và giải trí, Dịch vụ internet và viễn thông, Lữ hành và du lịch, Sức khỏe.

Quảng cáo Form trên Zalo

Quảng cáo form đang được các bên buôn bán, cho thuê bất động sản hoặc làm đẹp sử dụng nhiều trên Zalo. Để chạy loại quảng cáo này, bắt buộc người quảng cáo phải có sẵn Zalo Official Account.

Quảng cáo website

Hình thức này sẽ dẫn người dùng đến một địa chỉ trang web tùy chọn sau khi khách hàng nhấn vào quảng cáo. Quảng cáo này sẽ hiển thị Logo, Tiêu đề, Text mô tả, hình ảnh và nút bấm.

Quảng cáo website trên Zalo
Quảng cáo website trên Zalo

Quảng cáo Zalo Official Account

Là quảng cáo để tăng thêm người quan tâm cho Zalo Official Account. Zalo Official Account là một dạng tương tự như fan page của Facebook nhưng có cách tiếp cận khác hơn, cụ thể là mỗi Zalo Official Account sẽ có một lượng người quan tâm và bạn có thể gửi tin nhắn đến những người quan tâm này (những tin nhắn này sẽ nằm trong một mục riêng để tránh spam).

Quảng cáo Zalo Official Account
Quảng cáo Zalo Official Account

Quảng cáo Bài viết

Là hình thức quảng cáo chính những bài viết đã được đăng trên Zalo Official Account, tương tự như quảng cáo Post bên Facebook.

Quảng cáo bài viết trên OA Zalo
Quảng cáo bài viết trên OA Zalo

Quảng cáo Album – Bài hát – Video

Hình thức này dành cho các nghệ sĩ muốn tăng lượng truy cập vào các ấn phẩm trên Zing MP3.

Tối ưu hóa hiển thị bài PR

Hình thức này chỉ dành riêng cho những nhà quảng cáo đã mua bài PR trên trang Zing.vn hoặc Báo Mới.

Quảng cáo sản phẩm trên Zalo

Zalo Official Account được chia thành nhiều dạng, trong đó có Zalo Shop. Zalo Shop là một hình thức tài khoản để người bán hàng đăng các sản phẩm lên đó. Tất cả những sản phẩm này sẽ hiển thị trên cả mục Shop ở trong Zalo (tương tự như Market Place của Facebook). Dạng quảng cáo sản phẩm trên Zalo sẽ giúp hiển thị bài đăng sản phẩm cho nhiều khách hàng.

Quảng cáo sản phẩm trên Zalo
Quảng cáo sản phẩm trên Zalo

Quảng cáo Video

Đây cũng là một hình thức mới của Zalo Ads. Thay vì hiển thị quảng cáo dạng hình ảnh, Quảng cáo Video sẽ tự động phát 1 video tối đa 60s, khung hình 16:9 khi người dùng lướt Nhật ký hoạt động. Chi phí của quảng cáo này được tính theo lượt hiển thị hoặc lượt xem hoàn tất.

Ưu và nhược điểm của quảng cáo Zalo

Ưu điểm của quảng cáo Zalo

Hướng đến một số đối tượng chuyên biệt yêu thích sử dụng mạng Zalo hơn các mạng xã hội khácNhư đã nói ở trên, nếu so sánh với Facebook, Zalo kém cạnh hơn, tuy nhiên với một số đối tượng, Zalo có thể hơn do thói quen của những đối tượng này yêu thích mạng này hơn.

Ít cạnh tranh hơn

Hiện tại mạng quảng cáo Zalo chưa có đông đảo sự tham gia như Facebook, cho nên người quảng cáo ít bị cạnh tranh hơn. Điều này không có nghĩa chi phí quảng cáo chắc chắn sẽ rẻ hơn (đắt hay rẻ tùy thuộc vào cơ cấu tính giá của mỗi mạng xã hội). Điều quan trọng ở đây là khi một phương tiện mới xuất hiện, chắc chắn sẽ có cơ hội (và cả thách thức), rất xứng đáng để bạn bỏ thời gian thử nghiệm (tìm hiểu thôi chứ đủ, phải chạy thử để đánh giá)

Dễ hiểu, dễ thao tác

Do mạng xã hội Zalo đơn giản hơn Facebook ở nhiều thành phần nên các giao diện liên quan đến tạo, quản lý, báo cáo quảng cáo cũng đơn giản hơn, rất thích hợp cho những người không rành về kỹ thuật. Tuy nhiên, nó cũng là điểm yếu vì chưa có nhiều thông tin cần thiết cho nhà quảng cáo đánh giá quảng cáo một cách toàn diện

Đang được đầu tư phát triển

Ở thời điểm này, quảng cáo Zalo đang được nâng cấp mỗi ngày. Đây chính là thời điểm tốt để tham gia vào mạng lưới (tất nhiên phải tìm thấy cơ hội)

Nhược điểm của quảng cáo Zalo

Hỗ trợ hạn chế

Quy trình duyệt của Zalo khá khắt khe, nhiều quảng cáo sẽ bị từ chối và đội ngũ hỗ trợ hạn chế về số lượng và khả năng. Đó là những điều nhà quảng cáo sẽ đối diện khi sử dụng mạng quảng cáo này.

Hồ sơ khách hàng mục tiêu sơ lược

Khác với Facebook, Google, chân dung khách hàng trên Zalo còn rất sơ lược và chưa kiểm chứng được sự chất lượng. Do đó người quảng cáo có thể gặp phải nhiều khó khăn khi tìm cách hướng đến đối tượng mục tiêu hẹp.

Hướng dẫn chạy quảng cáo Zalo

Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống Zalo Ads

Nhà quảng cáo cần đăng nhập bằng tài khoản Zalo khi truy cập vào đường dẫn: https://ads.zalo.me/ để đăng nhập và tạo tài khoản quảng cáo.

Đăng nhập tài khoản Zalo để bắt đầu chạy quảng cáo
Đăng nhập tài khoản Zalo để bắt đầu chạy quảng cáo

Bước 2: Xác nhận thông tin và hợp đồng quảng cáo trực tuyến

Nhà quảng cáo nhấn vào từng bước hướng dẫn và điền đầy đủ thông tin trước khi tạo quảng cáo.

Nhập và xác nhận thông tin
Nhập và xác nhận thông tin

Bước 3: Nạp tiền

Chọn nút bấm để nạp tiền:

Bấm nạp tiền để chạy quảng cáo

Các hình thức để nạp tiền như sau:

Các hình thức thanh toán quảng cáo Zalo

Bước 4: Tạo quảng cáo

Nhấn vào Tạo quảng cáo

Nhấn tạo quảng cáo để bắt đầu

Lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp và thực hiện theo các định dạng để hoàn thành quảng cáo.

Các hình thức quảng cáo Zalo

Một số thử nghiệm với quảng cáo Zalo

Sau khi chạy thử nghiệm với một số lĩnh vực, chúng tôi nhận thấy đây là một kênh khá tốt để bổ sung bên cạnh các kênh quảng cáo chính như Facebook, Google. Đặc biệt trong thời điểm sóng gió Facebook đang càn quét mọi nhà.Tất nhiên chúng ta không dùng bất kỳ một đánh giá cảm quan nào để quyết định có nên sử dụng quảng cáo Zalo hay không. Điều bạn cần làm bây giờ là tạo một tài khoản quảng cáo, nạp tiền và chạy chiến dịch đầu tiên. Bạn sẽ có những đánh giá phù hợp nhất.

Sẽ ra sao nếu bạn bán được hàng và chi phí bán hàng còn rẻ hơn so với chi phí khi chạy Facebook Ads?

Chúng ta không dùng cảm tính, tất cả đều dùng con số để đánh giá và quyết định. Con số ở đây chính là chi phí trên một đơn hàng thành công là bao nhiêu. Không quan trọng là công cụ nào, công cụ nào bạn cũng phải thử, miễn sao chi phí trên một đơn hàng thành công nằm trong tầm bạn chấp nhận được. Không chỉ quảng cáo Zalo mà còn đối với bất kỳ một kênh nào cũng vậy. Chúng tôi khuyên bạn không bảo thủ, không phụ thuộc, luôn luôn thử nghiệm với nhiều kênh quảng cáo khác nhau.

Phần mềm Zalo Pro là một ví dụ, ngoài việc trả tiền cho chính Zalo để quảng cáo. Bạn có thể mua phần mềm của chúng tôi để tự động kết bạn, tự động gửi tin. Hãy tìm hiểu về phần mềm này qua trang chủ và đừng ngại thử nghiệm nhé. Hãy bắt đầu từ việc phần mềm này mình sẽ sử dụng như thế nào để nâng cao doanh thu: sử dụng để khai thác khách hay tìm kiếm khách hàng mới.

Trên đây là bài viết về quảng cáo Zalo do Zalo Pro biên soạn. Hãy tìm hiểu thêm những bài viết khác về Zalo Marketing tại đây.

The post Quảng cáo Zalo có hiệu quả hay không? appeared first on Phần mềm quảng cáo Zalo [FREE].

Touch Anything

Developer

Bài viết trên được hệ thống sưu tầm có ghi rõ nguồn từ các Label. Nếu có vi phạm chính sách DMCA hoặc vi phạm bản quyền nào đó, vui lòng liên hệ email minh.leo.star@gmail.com để được gỡ xuống.

0 comments:

Post a Comment